Những thắc mắc của các bạn về sẹo lồi sẽ được chuyên gia da liễu giải đáp chi tiết dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ được vết sẹo lồi của mình có tìm được cách trị sẹo lồi phù hợp,ẹolồiĐặcđiểmnguyênnhânvàcáchđiềutrịhiệuquảngoac tv hiệu quả tối ưu.
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi là loại sẹo nổi gồ lên trên bề mặt da vì sự tăng sinh mô sợi quá mức bình thường so với vết thương. Khi làn da bị tổn thương thì mô sợi hình thành để làm lành vết thương. Nhưng với một số người có các sợi mô tăng sinh quá mức tạo thành khối cứng, đỏ hay hồng và căng bóng gọi là sẹo lồi.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 100 triệu người có những vết sẹo khác nhau. Nguyên nhân chính do sau phẫu thuật hay chấn thương và tỷ lệ là 15% trong số đó có mô sợi phát triển quá mức hình thành sẹo lồi hay sẹo phì đại. Mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải sẹo lồi và cũng xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, phổ biến là vùng vai, dái tai, ngực, mông, má…
Sẹo lồi thường phát triển vượt qua ranh giới của vết thương ban đầu và lan sang vùng da bình thường lân cận. Sẹo lồi không gây hại cho sức khỏe nhưng cũng gây ngứa, căng tức khiến người bệnh khó chịu. Đặc biệt, chúng còn gây mất thẩm mỹ, nhất là ở những vị trí mặt tiền khiến người bệnh mất tự tin.
Đặc điểm của sẹo lồi ai cũng cần biết để điều trị càng sớm càng tốt
Các bạn nên trang bị cho mình một số dấu hiệu nhận biết đặc điểm của sẹo lồi chuẩn xác. Từ đó, sử dụng các phương pháp điều trị sẹo lồi càng sớm càng tốt. Mang lại hiệu quả cao mà tốn ít chi phí. Theo các chuyên gia da liễu, sẹo lồi có một số đặc điểm giúp các bạn dễ dàng nhận biết như:
- Tại vị trí vết thương đã khép miệng nhưng trên bề mặt có màu hồng hay đỏ và không đàn hồi.
- Vị trí làn da có cụ gồ lên, căng bóng, sờ cứng, chắc. Sẹo lồi phát triển vượt ra ngoài phạm vi vết thương ban đầu.
- Vết sẹo lồi còn gây nên cảm giác căng, ngứa ngáy khó chịu khi chạm vào.
- Vùng da sẹo lồi ngày càng phát triển và mô sẹo lớn hơn theo thời gian.
Nguyên nhân nào gây nên sẹo lồi khó điều trị?
Nguyên nhân gây nên vết sẹo lồi phiền toái có rất nhiều từ cơ địa đến môi trường. Vậy cùng tìm hiểu xem đó là những nguyên nhân nào để biết cách phòng ngừa, ngăn chặn và điều trị từ sớm.
Sẹo lồi hình thành cũng có thể do nhiễm khuẩn hay còn lại dị vật ở vết thương như u hạt, cát, bụi bẩn, lông tóc…
Di truyền từ những người thân có cơ địa bị sẹo lồi. Nguy cơ bị sẹo lồi, sẹo phì đại cực cao đối với những người có cơ địa sẹo lồi. Với nguyên nhân do cơ địa, việc phòng ngừa rất quan trọng và không hề dễ dàng, cần phải chú ý hơn từ cách điều trị vết thương tới chế độ ăn uống.
Một nguyên nhân gây sẹo lồi cũng khá phổ biến là do chấn thương xử lý sai cách. Khi có vết thương cần được xử lý nhanh chóng, đúng theo chuẩn y khoa ngăn ngừa nhiễm trùng và đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các dị vật. Chú ý, băng bó vết thương không được quá trùng hay quá căng. Bên cạnh đó, sẹo lồi hình thành cũng có thể do da vết thương không bằng phẳng và quá trình khâu không đúng giải phẫu.
Cạy hay nặn mụn không đúng cách là nguyên nhân gây sẹo lồi. Một số người cơ địa sẹo lồi, nếu nặn mụn sai cách cũng dễ hình thành sẹo xấu. Nặn mụn không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương để lại sẹo lồi trên bề mặt da.
Chế độ ăn uống thiếu điều độ sau khi vết thương lành. Trong quá trình vết thương đang phục hồi, các bạn nên hạn chế dung nạp thực phẩm có nguy cơ làm tăng khả năng phát triển sẹo lồi như rau muống, thịt gà, trứng, đồ nếp… Các bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm giúp kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ lành thương và lên da non nhanh chóng.
Gợi ý cách điều trị sẹo lồi hiệu quả đang được chuyên gia áp dụng
Sẹo lồi rất khó điều trị dứt điểm và khả năng tái phát cũng cao. Vậy nên, sẹo lồi cần điều trị đúng cách và càng sớm càng tốt. Hãy tham khảo ngay top 7 cách điều trị sẹo lồi hiệu quả hiện nay. Chú ý, với nhiều vết sẹo lồi lớn và lâu năm cần phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị mới mang lại hiệu quả như ý muốn.
1. Điều trị sẹo lồi bằng phương pháp phẫu thuật
Một trong những cách trị sẹo lồi hiệu quả là phẫu thuật, cắt bỏ sẹo lồi. Thời gian điều trị ngắn chỉ cần thực hiện một lần sau khi đã được gây mê mà không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên trị sẹo lồi bằng phẫu thuật là quá trình thực hiện có thể gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Chi phí điều trị sẹo lồi bằng phương pháp phẫu thuật cũng khá cao.
2. Tiêm corticosteroid
Điều trị sẹo lồi bằng cách tiêm Corticosteroid để ức chế collagenase, làm mờ sắc tố của vết sẹo. Hiệu quả cao và phù hợp với những vết sẹo lồi có kích thước nhỏ. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm từ 1-4 lần và mỗi lần cách nhau 4-6 tuần với hiệu quả làm xẹp sẹo lồi cao từ 70% - 80%.… Theo các bác sĩ, sau khi tiêm sẹo lồi đã xẹp cần kết hợp sử dụng miếng dán silicone hay gel silicone để đạt hiệu quả quản lý sẹo tối ưu và ngăn ngừa tái phát.
3. Sử dụng miếng dán ép sẹo silicone
Một cách điều trị sẹo lồi khá hiệu quả đang được sử dụng. Miếng dán silicone mang lại hiệu quả nhanh chóng, sử dụng dễ dàng ngay tại nhà. Giúp làm mềm và xẹp sẹo lồi nhanh chóng nhờ hoạt chất silicone y tế. Hiệu quả tối ưu với những vết sẹo lồi mới.
Miếng dán trị sẹo lồi có chiết xuất từ silicon y tế của dược mỹ phẩm nổi tiếng tại Mỹ. Đây là một giải pháp trị sẹo lồi sau chấn thương, phẫu thuật, bỏng… hiệu quả và tiện lợi với chi phí vừa phải. Miếng dán trị sẹo ngăn cách vết sẹo với môi trường bên ngoài và bảo vệ khỏi vi khuẩn cùng tạp chất. Đồng thời còn giúp chống ô xy hóa ngăn ngừa lão hóa và làm mờ sắc tố đỏ hay hồng trên vết sẹo lồi. Sản phẩm còn cố định vết sẹo và giữ vết sẹo không bị giãn ra khi vận động, kiềm chế tăng sinh collagen giúp làm xẹp sẹo lồi chỉ sau một thời gian ngắn kiên trì sử dụng.
Miếng dán silicone có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với nhiều vết sẹo lớn nhỏ khác nhau và dán ở nhiều vị trí trên khắp cơ thể. Sản phẩm cũng tái sử dụng được nhiều lần, nhớ là mỗi khi sử dụng xong cần vệ sinh sạch sẽ cất trong túi zip.
Tham khảo miếng dán trị sẹo lồi Rejuvaskin Scar FX cùng ưu đãi tới 14% và quà tặng trị giá 400.000đ tại đây.
4. Cách trị sẹo lồi là đông lạnh (phẫu thuật lạnh)
Thủ thuật được hiểu là đông lạnh vết sẹo bằng nitrogen lỏng (-196 độ) và phá hủy các tế bào cùng mao mạch. Khi thiếu ô xy thì mô sẹo sẽ bị hoại tử, bong tróc và xẹp xuống. Trị sẹo lồi bằng phương pháp phẫu thuật lạnh thường diễn ra từ 8-10 lần điều trị. Hiệu quả từ 50-70% và nếu kết hợp tiêm steroid thì hiệu quả cao hơn đạt khoảng 84%.
5. Cách điều trị sẹo lồi bằng laser
Sử dụng laser để điều trị sẹo lồi thường có hiệu quả không đồng đều và phù hợp với vết sẹo mới, đang sinh mạch. Một số loại laser thường được sử dụng trong điều trị sẹo lồi là laser argon, laser CO2, laser neodymium, laser nhuộm màu tia dạng xung PDL (Pulsed Dye Laser).
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, một thời gián áp dụng cách trị sẹo lồi bằng phương pháp laser hiệu quả không nhất quán và nguy cơ tái phát thường là 40-90%. Do đó, muốn đạt hiệu quả quản lý sẹo lồi tối ưu và ngăn ngừa tái phát; các bác sĩ sẽ có phương án phù hợp.
6. Sử dụng gel trị sẹo silicone y tế
Một cách trị sẹo lồi hiệu quả tại nhà mà đang được người dùng áp dụng phổ biến nhờ thành phần silicone y tế cũng đến từ thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ. Gel silicone không chỉ làm mềm và xẹp sẹo lồi mà còn ngăn ngừa sự hình thành sẹo mới trên da nhờ chứa các thành phần ưu việt như silicone y tế, vitamin C, dầu Emu, Squalane.
Gel tạo nên một lớp màng silicone mỏng và tác động lên bề mặt vết thương đã khéo miệng, ngăn ngừa sự mất nước và kiểm soát tăng sinh vượt mức từ đó hạn chế sự hình thành sẹo. Vitamin C với dẫn xuất Tetrahexyldecyl Ascorbate thúc đẩy làm lành tổn thương và làm đổi màu vết sẹo. Squalane giúp làm mềm và dưỡng ẩm cho vùng da sẹo phát triển bình thường trở lại. Còn dầu Emu giúp kháng viêm và chống ô xy hóa cao.
Cam kết hàng chính hãng cùng ưu đãi tới 14% tại đây.
Tối ưu hiệu quả ngăn ngừa sẹo và làm xẹp sẹo lồi; các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng kết hợp miếng dán trị sẹo silicone và gel. Ban ngày, các bạn dùng gel silicone Rejuvaskin Scar Rejuvasil và ban đêm dùng miếng dán Scar FX.
7. Liệu pháp và phương thuốc thay thế
Một số liệu pháp điều trị sẹo lồi hiệu quả cũng được sử dụng như dùng tia UVA bước sóng dài - black light (340-400 nm; UVAl). Hoặc cách trị sẹo lồi bằng việc sử dụng thuốc uống giúp ức chế sự phát triển và làm co thắt các nguyên bào sợi dư thừa.
Bên cạnh đó, còn có phương pháp trị sẹo lồi sử dụng chất ức chế tế bào mast mạnh để hạn chế sự phát triển của sẹo lồi hay sử dụng liệu pháp gene.
Mỗi cách điều trị sẹo lồi đều có mặt tối ưu và hạn chế. Với vết sẹo lồi lâu năm, cứng và lớn thì cần kết hợp nhiều phương pháp như tiêm, phẫu thuật và cuối cùng là sử dụng miếng dán hay gel silicone. Chúc các bạn sớm thoát khỏi nỗi lo sẹo lồi, lấy lại làn da mịn màng, tươi sáng đều màu.